Phòng Chống Bệnh Cúm A(H5N1) Trên Gia Cầm Lây Sang Người – Phân Viện Thú Y Miền Trung
  • Logo
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
      • Giới thiệu chung
      • Chức năng nhiệm vụ
      • Cơ cấu tổ chức
    • Khoa học
      • Năng lực nghiên cứu
      • Đơn vị nghiên cứu
        • Bộ môn Ký sinh trùng
        • Bộ môn Công nghệ sinh học
        • Bộ môn Vi rút
        • Bộ môn Vi trùng
        • Phòng Kỹ thuật & PTSP
      • Đào Tạo Và Hợp Tác
      • Công trình KH và Bài báo
      • Giải thưởng KH&CN
    • Sản xuất-Sản phẩm
      • Năng lực sản xuất
      • Vắc-xin Lợn
      • Vắc-xin Gia Cầm
      • Vắc-xin Trâu Bò Dê Cừu
      • Sản Phẩm Khác
    • Tin tức
    • Liên hệ
    • Tiếng Việt
      • English

    Tin tức

    Tin tức
    15-01-2020
    Chia sẻ

    Phòng Chống Bệnh Cúm A(H5N1) Trên Gia Cầm Lây Sang Người

    Thời điểm hiện nay là thời điểm dịch cúm có thể phát triển như cúm A(H7N9), A(H5N1) và các chủng vi rút cúm khác. Theo thông tin từ Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 22/12/2014.

    Hiện nay, cả nước có dịch cúm gia cầm H5N1 xảy ra tại xã Hòa Bình của huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long; xã Phong Phú của huyện Cầu Kè; xã Thạnh Hòa Sơn của huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh và dịch cúm gia cầm H5N6 xảy ra tại xã Tịnh Hà của huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

    Bệnh cúm A(H5N1) trên gia cầm có thể lây sang người, là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút cúm A(H5N1) gây ra. Bệnh lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm mầm bệnh, tiếp xúc và sử dụng gia cầm ốm, chết do nhiễm cúm A(H5N1), ăn thịt gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa nấu chín kỹ. Bệnh có biểu hiện: sốt, ho, mệt mỏi, đau người, đau cơ, đau họng. Bệnh diễn biến nhanh và có thể dẫn đến tử vong, hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh cho người.

    Để chủ động phòng chống dịch, bệnh cúm A(H5N1) lây từ gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp sau:

    • Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
    • Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
    • Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
    • Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

    Categories

    • Sản Phẩm Khác
    • Tin tức
    • Vắc-xin Gia Cầm
    • Vắc-xin Lợn
    • Vắc-xin Trâu Bò Dê Cừu

    Thông Tin Mới Nhất

    • Phân viện Thú y miền Trung đoạt giải nhì tại Hội thi Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật toàn quốc
    • Phân viện Thú y miền Trung đoạt giải A Khoa học công nghệ tỉnh Khánh Hòa lần thứ 2
    • New technique detects pathogenic microspores in shrimp
    • Phân viện Thú y miền Trung có 1 công trình được công bố trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2020
    • Phân viện Thú y miền Trung tặng quà quân và dân huyện đảo Trường Sa

    IVRD

    Logo

    PHÂN VIỆN THÚ Y MIỀN TRUNG

    • Địa chỉ: 227, đường 2/4, Vĩnh Hòa, Nha Trang, Khánh Hòa
    • Trưởng ban biên tập: PGSTS. Vũ Khắc Hùng-Giám đốc
    • Điện thoại: 0258.3831118
    • Email: ivrd.vp@gmail.com
    • Giấy phép số 05/GP-STTT do Sở Thông tin và truyền thông Khánh Hòa cấp ngày 8/3/2016
    • GIỚI THIỆU
    • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • LIÊN HỆ
    • SITEMAP
    • THI ĐUA KHEN THƯỞNG
    • BỘ NÔNG NGHIỆP
    • CỤC THÚ Y
    • HỌC VÀ LÀM THEO BÁC