Chickenpox Disease – Institute of Veterinary Research and Development of Central Vietnam
  • Logo
    • Home
    • About us
      • General introduction
      • Functions and Mission
      • Organizational structure
    • Research
      • Dept of Biotechnology
        • Hung Vu Khac
        • Mai Dang
        • Pham Trung Hieu
        • Dao Hoai Thu
        • Trinh Thi Thu Hang
        • Nguyen Thi Kim Hue
      • Dept of Bacteriology
        • Le Dinh Hai
        • Tuan Dang Van
      • Dept of Parasitology
        • Nguyen Duc Tan
        • Nguyen Van Thoai
      • Dept of Virology
        • Do Van Khien
        • Do Van Tan
        • Nguyen Thi Thu Giang
        • Ho Thi Thanh Phuc
      • Dept of Technology & PD
    • Products
      • Production capacity
      • Swine Vaccines
      • Avian Vaccines
      • Cattle, Goat and Sheep Vaccines
      • Other Products
    • News
    • Contact
    • English
      • Vietnamese

    News

    News
    02-06-2021
    Chia sẻ

    Chickenpox Disease

    Bệnh đậu gà hay còn gọi là bệnh trái gà, thường phát vào mùa khô, từ tháng 11 – 5 âm lịch. Bệnh phát nhanh, lây lan rộng, làm gà ăn uống kém hoặc không ăn, kiệt sức dần và là nguyên nhân kế phát các bệnh khác như E.coli, bạch lỵ… làm gà bị chết. Để giúp bà con chăn nuôi phòng chống tốt bệnh đậu gà, xin nêu lên một số vấn đề sau:

    • Tác nhân gây bệnh: Do virus đậu Fox virus gây ra.
    • Đường truyền lây: Sự lây truyền do vật mang mầm bệnh truyền cho gà khỏe, lây trực tiếp qua vết thương hoặc gián tiếp qua ruồi, muỗi.
    • Triệu chứng lâm sàng: Mụn đậu thường xuất hiện bên trong hoặc bên ngoài khóe miệng, trên mào, mũi, mí mắt, da cánh, da mặt, lưỡi, yết hầu nổi lên những hạt như hạt đậu làm gà mù mắt không ăn, uống được, kiệt sức dần rồi chết.
      Virus thường tấn công vào các niêm mạc, lúc đầu là những nốt sần nhỏ, có màu nâu xám hay xám đỏ, sau đó to dần như hạt đậu, da sần sùi. Nốt đậu từ từ chuyển sang màu vàng, mềm, vỡ ra có chất mủ giống như kem. Mụn đậu khô đóng vảy màu nâu sẫm, dần dần tróc đi để lại vết sẹo.
      Gà có thể bị sốt cao, bỏ ăn, tiêu chảy, thể trọng giảm nghiêm trọng. Ở gà con mắc bệnh nặng hơn gà lớn.
    • Phòng trị: Bệnh do virus gây ra nên rất khó điều trị, việc chủ động phòng ngừa là biện pháp tốt nhất. Nên vệ sinh sạch sẽ nơi gà ngủ, cho uống nước sạch, bổ sung rau xanh, khoáng, vitamin vào thức ăn hoặc nước uống.
    • Để phòng bệnh đậu gà: Chủng vắc xin đậu cho gà vào lúc 7 – 10 ngày tuổi: Một lọ thuốc ngừa 100 liều pha với 1cc nước cất, dùng kim chủng đậu hoặc kim may máy chấm thuốc rồi đâm nhẹ vào dưới cánh gà cho thủng da (2 – 3 mũi, tránh mạch máu). Sau 3 – 5 ngày kiểm tra nếu thấy nơi chủng xuất hiện những nốt trắng đục (cương mủ) là gà đã có miễn dịch với bệnh, nếu không có phải chủng lại ở cánh bên kia. Riêng đối với gà đẻ nên chủng lại vào lúc 4 – 5 tháng tuổi.
    • Trị bệnh: Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng hoặc sử dụng kháng sinh để ngừa bội nhiễm.
      Đối với mụn đậu ngoài da, có thể bóc vảy, làm sạch các mụn đậu rồi bôi các chất sát trùng nhẹ như: Glycerin 10%, CuSO4 5% hoặc thuốc mỡ kháng sinh (Tetracyclin) lên mụn đậu. Nếu gà bị đau mắt có thể dùng thuốc nhỏ vào mắt.

    Categories

    • Avian Vaccines
    • Cattle, Goat and Sheep Vaccines
    • News
    • Other Products
    • Products
    • Swine Vaccines

    News

    • SWINE SALMONELLA VACCINE
    • Procedure for diagnosis and prevention of reproductive fluke disease in ducks
    • Central Institute of Veterinary Medicine: Received the National Quality Gold Award
    • New technique detects pathogenic microspores in shrimp
    • Vaccine solution

    IVRD

    Logo

    PHÂN VIỆN THÚ Y MIỀN TRUNG

    • Địa chỉ: 227, đường 2/4, Vĩnh Hòa, Nha Trang, Khánh Hòa
    • Trưởng ban biên tập: PGSTS. Vũ Khắc Hùng-Giám đốc
    • Điện thoại: 0258.3831118
    • Email: ivrd.vp@gmail.com
    • Giấy phép số 05/GP-STTT do Sở Thông tin và truyền thông Khánh Hòa cấp ngày 8/3/2016
    • GIỚI THIỆU
    • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • LIÊN HỆ
    • SITEMAP