Bệnh Sán Lá Gan Trên Gia Súc Và Cách Phòng Trị - Phân Viện Thú Y Miền Trung
  • Logo
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
      • Giới thiệu chung
      • Chức năng nhiệm vụ
      • Cơ cấu tổ chức
    • Khoa học
      • Năng lực nghiên cứu
      • Đơn vị nghiên cứu
        • Bộ môn Ký sinh trùng
          • Nguyễn Đức Tân
          • Nguyễn Văn Thoại
          • Lê Hứa Ngọc Lực
        • Bộ môn CN sinh học
          • Vũ Khắc Hùng
          • Trịnh Thị Thu Hằng
          • Đào Hoài Thu
          • Phạm Trung Hiếu
        • Bộ môn Vi rút
          • Đỗ Văn Khiên
          • Đỗ Văn Tấn
          • Trương Công Thôi
          • Hồ Thị Thanh Phúc
          • Nguyễn Thị Thu Giang
        • Bộ môn Vi trùng
          • Lê Đình Hải
          • Đặng Văn Tuấn
        • Phòng Kỹ thuật & PTSP
        • Phòng KCS
          • Đặng Thanh Hiền
      • Đào Tạo Và Hợp Tác
      • Các đề tài/DA
      • Các bài báo
      • Giải thưởng KH&CN
    • Sản xuất-Sản phẩm
      • Năng lực sản xuất
      • Sản phẩm
        • Vắc-xin Lợn
        • Vắc-xin Trâu Bò Dê Cừu
        • Vắc-xin Gia Cầm
        • Sản Phẩm Khác
      • HD sử dụng vắc-xin
    • Tin tức
    • Liên hệ
    • Tiếng Việt
      • English

    Tin tức

    Trang chủ › Tin tức › Bệnh Sán Lá Gan Trên Gia Súc Và Cách Phòng Trị

    Tin tức
    15-01-2020
    Chia sẻ

    Bệnh Sán Lá Gan Trên Gia Súc Và Cách Phòng Trị

    Bệnh sán lá gan là một trong những bệnh ký sinh trùng gây hại trên gia súc, do 2 loài Fasciola gigantica và Fasciola hepatica gây nên. Bệnh xảy ra ở hầu hết các loài gia súc và có thể lây sang người qua đường ăn uống.

    1. Nguyên nhân và con đường lây bệnh

    Bệnh sán lá gan là một trong những bệnh ký sinh trùng gây hại trên gia súc, do 2 loài Fasciola gigantica và Fasciola hepatica gây nên. Bệnh xảy ra ở hầu hết các loài gia súc và có thể lây sang người qua đường ăn uống.

    Ốc Limnea, vật chủ trung gian truyền bệnh

    Sán lá gan trưởng thành đẻ trứng theo phân ra ngoài và phát triển thành ấu trùng ký sinh ở loài ốc nước ngọt (ốc Limnea – loại ốc nhỏ bằng hạt đậu bám trên cây cỏ thủy sinh). Khi gia súc ăn phải rau cỏ có ốc Limnea, ấu trùng sẽ đi vào trong cơ thể, xuyên qua thành ruột vào mạch máu, đến gan và phát triển thành sán trưởng thành.

    Sơ đồ lây nhiễm sán lá gan trên gia súc:
    1 – Sán lá ký sinh trong cơ thể, 2 – Trứng sán, 3 – Mao ấu, 4, 5 ,6 – (Bào ấu, lôi ấu, vĩ ấu ký sinh trong ốc, 7 – Nang ấu (bám vào cỏ).

    2. Triệu chứng
    – Thể mãn tính: Gia súc bị bệnh có cơ thể gày còm, suy nhược, thiếu máu, bị tiêu chảy kéo dài làm cho chúng mất dần khả năng cày kéo và khả năng sinh sản.
    – Thể cấp tính: Gia súc bị bệnh bỏ ăn, chướng hơi dạ cỏ, sau đó tiêu chảy dữ dội, phân loãng màu xám, có mùi tanh. Sau vài ngày mắc bệnh, chúng nằm bệt, không đi được và chết do mất nước, kiệt sức. Thể bệnh này thường gặp ở bê nghé dưới 6 tháng tuổi do bị nhiễm thứ phát các vi khuẩn gây bệnh có sẵn trong dạ dày và ruột như Salmonella, E.coli,……

    3. Phòng và trị bệnh
    Thuốc phòng và điều trị:
    Định kỳ tẩy sán lá gan 2 lần/năm cho toàn đàn gia súc, sử dụng một trong các loại thuốc sau:
    – Vime- ONO: Cho uống hoặc trộn vào thức ăn với liều lượng:
    + Trâu, bò: 1 gam/15-20 kg thể trọng, gói 25 gam dùng cho 370-500kg thể trọng. Nếu trâu, bò từ 500 kg trở lên cho uống 1 liều 25 gam/con.
    Dê, cừu: 1 gam/10-15kg thể trọng, gói 25 gam dùng cho 250-375kg thể trọng.
    Chú ý: Không dùng cho gia súc già và gia súc đang mang thai, tránh để gia súc ra ngoài nắng sau khi uống thuốc.
    – Vime – Facsi: Tiêm dưới da với liều lượng:
    Trâu, bò: 1 ml/30-35kg thể trọng
    + Dê, cừu, thỏ: 1 ml/15-20kg thể trọng, không tiêm quá 10 ml cho 1 vị trí tiêm.
    Chú ý: Đối với gia súc lấy sữa, phải ngừng sử dụng sữa trước 28 ngày sau khi tiêm.

    Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh:
    – Ủ phân để diệt trứng và ấu trùng giun sán.
    – Diệt ký chủ trung gian: Dùng sulfat đồng (CuSO4) nồng độ 3 – 4‰ phun trên đồng cỏ và cây thủy sinh để diệt các loài ốc Limnea, cắt đứt giai đoạn phát triển của sán lá ở thời kỳ ấu trùng.
    – Khi cắt cỏ cho gia súc ăn, không cắt phần chìm trong nước.
    – Không chăn thả gia súc tại các vùng đầm lầy, khu vực đọng nước.

    Categories

    • Tin tức

    Thông Tin Mới Nhất

    • Phòng kỹ thuật và Phát triển sản phẩm – Phân viện Thú y miền Trung “Tập thể điển hình trong phong trào thi đua”
    • Phân viện đoạt 1 giải Nhì Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam và 1 giải Ba Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc
    • Phân viện Thú y miền Trung có 1 công trình đăng trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023.
    • Phân viện Thú y miền Trung đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa
    • Bệnh bại huyết vịt

    IVRD

    Logo

    PHÂN VIỆN THÚ Y MIỀN TRUNG

    • Địa chỉ: 227, đường 2/4, Vĩnh Hòa, Nha Trang, Khánh Hòa
    • Trưởng ban biên tập: PGS.TS.Vũ Khắc Hùng-Giám đốc
    • Điện thoại: 0258.3831118
    • Email: ivrd.vp@gmail.com
    • Giấy phép số 05/GP-STTT do Sở Thông tin và truyền thông Khánh Hòa cấp ngày 8/3/2016
    • GIỚI THIỆU
    • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • LIÊN HỆ
    • SITEMAP
    • THI ĐUA KHEN THƯỞNG
    • 100 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TP NHA TRANG
    • BỘ NÔNG NGHIỆP
    • CỤC THÚ Y
    • HỌC VÀ LÀM THEO BÁC