Bệnh Đậu Gà - Phân Viện Thú Y Miền Trung
  • Logo
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
      • Giới thiệu chung
      • Chức năng nhiệm vụ
      • Cơ cấu tổ chức
    • Khoa học
      • Năng lực nghiên cứu
      • Đơn vị nghiên cứu
        • Bộ môn Ký sinh trùng
          • Nguyễn Đức Tân
          • Nguyễn Văn Thoại
          • Huỳnh Vũ Vỹ
          • Lê Đức Quyết
          • Lê Hứa Ngọc Lực
        • Bộ môn CN sinh học
          • Vũ Khắc Hùng
          • Trịnh Thị Thu Hằng
          • Đặng Thị Sao Mai
          • Đào Hoài Thu
          • Phạm Trung Hiếu
        • Bộ môn Vi rút
          • Đỗ Văn Khiên
          • Đỗ Văn Tấn
          • Hồ Thị Thanh Phúc
          • Nguyễn Thị Thu Giang
        • Bộ môn Vi trùng
          • Lê Đình Hải
          • Đặng Văn Tuấn
        • Phòng Kỹ thuật & PTSP
        • Phòng KCS
          • Đặng Thanh Hiền
      • Đào Tạo Và Hợp Tác
      • Các đề tài/DA
      • Các bài báo
      • Giải thưởng KH&CN
    • Sản xuất-Sản phẩm
      • Năng lực sản xuất
      • HD sử dụng vắc-xin
      • Vắc-xin Lợn
      • Vắc-xin Gia Cầm
      • Vắc-xin Trâu Bò Dê Cừu
      • Sản Phẩm Khác
    • Tin tức
    • Liên hệ
    • Tiếng Việt
      • English

    Tin tức

    Trang chủ › Tin tức › Bệnh Đậu Gà

    Tin tức
    15-01-2020
    Chia sẻ

    Bệnh Đậu Gà

    Bệnh đậu gà hay còn gọi là bệnh trái gà, thường phát vào mùa khô, từ tháng 11 – 5 âm lịch. Bệnh phát nhanh, lây lan rộng, làm gà ăn uống kém hoặc không ăn, kiệt sức dần và là nguyên nhân kế phát các bệnh khác như E.coli, bạch lỵ… làm gà bị chết. Để giúp bà con chăn nuôi phòng chống tốt bệnh đậu gà, xin nêu lên một số vấn đề sau:

    • Tác nhân gây bệnh: Do virus đậu Fox virus gây ra.
    • Đường truyền lây: Sự lây truyền do vật mang mầm bệnh truyền cho gà khỏe, lây trực tiếp qua vết thương hoặc gián tiếp qua ruồi, muỗi.
    • Triệu chứng lâm sàng: Mụn đậu thường xuất hiện bên trong hoặc bên ngoài khóe miệng, trên mào, mũi, mí mắt, da cánh, da mặt, lưỡi, yết hầu nổi lên những hạt như hạt đậu làm gà mù mắt không ăn, uống được, kiệt sức dần rồi chết.
      Virus thường tấn công vào các niêm mạc, lúc đầu là những nốt sần nhỏ, có màu nâu xám hay xám đỏ, sau đó to dần như hạt đậu, da sần sùi. Nốt đậu từ từ chuyển sang màu vàng, mềm, vỡ ra có chất mủ giống như kem. Mụn đậu khô đóng vảy màu nâu sẫm, dần dần tróc đi để lại vết sẹo.
      Gà có thể bị sốt cao, bỏ ăn, tiêu chảy, thể trọng giảm nghiêm trọng. Ở gà con mắc bệnh nặng hơn gà lớn.
    • Phòng trị: Bệnh do virus gây ra nên rất khó điều trị, việc chủ động phòng ngừa là biện pháp tốt nhất. Nên vệ sinh sạch sẽ nơi gà ngủ, cho uống nước sạch, bổ sung rau xanh, khoáng, vitamin vào thức ăn hoặc nước uống.
    • Để phòng bệnh đậu gà: Chủng vắc xin đậu cho gà vào lúc 7 – 10 ngày tuổi: Một lọ thuốc ngừa 100 liều pha với 1cc nước cất, dùng kim chủng đậu hoặc kim may máy chấm thuốc rồi đâm nhẹ vào dưới cánh gà cho thủng da (2 – 3 mũi, tránh mạch máu). Sau 3 – 5 ngày kiểm tra nếu thấy nơi chủng xuất hiện những nốt trắng đục (cương mủ) là gà đã có miễn dịch với bệnh, nếu không có phải chủng lại ở cánh bên kia. Riêng đối với gà đẻ nên chủng lại vào lúc 4 – 5 tháng tuổi.
    • Trị bệnh: Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng hoặc sử dụng kháng sinh để ngừa bội nhiễm.
      Đối với mụn đậu ngoài da, có thể bóc vảy, làm sạch các mụn đậu rồi bôi các chất sát trùng nhẹ như: Glycerin 10%, CuSO4 5% hoặc thuốc mỡ kháng sinh (Tetracyclin) lên mụn đậu. Nếu gà bị đau mắt có thể dùng thuốc nhỏ vào mắt.

    Categories

    • Sản Phẩm Khác
    • Tin tức
    • Vắc-xin Gia Cầm
    • Vắc-xin Lợn
    • Vắc-xin Trâu Bò Dê Cừu

    Thông Tin Mới Nhất

    • Bệnh bại huyết vịt
    • Phân viện Thú y miền Trung Hưởng ứng phong trào thi đua đặc biệt nhân Kỷ niệm 370 năm hình thành và phát triển tỉnh Khánh Hòa (1653 – 2023)
    • Một số đặc điểm bệnh nấm da ở chó, mèo
    • Phân viện Thú y miền Trung đoạt giải nhì tại Hội thi Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật toàn quốc
    • Phân viện Thú y miền Trung đoạt giải A Khoa học công nghệ tỉnh Khánh Hòa lần thứ 2

    IVRD

    Logo

    PHÂN VIỆN THÚ Y MIỀN TRUNG

    • Địa chỉ: 227, đường 2/4, Vĩnh Hòa, Nha Trang, Khánh Hòa
    • Trưởng ban biên tập: PGSTS. Vũ Khắc Hùng-Giám đốc
    • Điện thoại: 0258.3831118
    • Email: ivrd.vp@gmail.com
    • Giấy phép số 05/GP-STTT do Sở Thông tin và truyền thông Khánh Hòa cấp ngày 8/3/2016
    • GIỚI THIỆU
    • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • LIÊN HỆ
    • SITEMAP
    • THI ĐUA KHEN THƯỞNG
    • BỘ NÔNG NGHIỆP
    • CỤC THÚ Y
    • HỌC VÀ LÀM THEO BÁC